Cuối cùng chúng ta cần gì?
Sau bốn năm đại học, mỗi người trong chúng ta sẽ bước vào giai đoạn gập ghềnh, chênh vênh nhất. Có người chẳng biết đi đâu về đâu, có người có quá nhiều sự lựa chọn mông lung không biết rẽ hướng nào, có người lại tìm cho mình một khởi đầu hoàn toàn mới. Chúng ta còn trẻ, chúng ta nuôi những hi vọng lớn lao sẵn sàng chiến đấu với cuộc sống mới. Nhưng những vấp ngã đầu đời, những nỗi thất vọng chán nản gấp chục lần việc thi trượt môn trong trường đại học. Lòng người rối ren khiến ta hoang mang gấp trăm lần khi bị mối tình sinh viên lừa gạt. Chính thức độc lập, cha mẹ chẳng còn đủ sức đi theo để sửa chữa lỗi lầm cho chúng ta nữa. Và rồi sau một thời gian, sẽ có thời điểm ta chỉ có thể ngồi một góc thẫn thờ bất lực. Liệu chúng ta thực sự cần gì?
Mỗi người đều tự đặt cho mình những mục tiêu và cố gắng thực hiện. Chẳng có gì sai cả, tuổi trẻ không điên cuồng sống hết mình có lẽ sẽ tẻ nhạt lắm. Nhưng chúng ta quên mất những gì chúng ta đang có, hình như chúng ta mãi chỉ khao khát những mục tiêu kia mà bỏ lỡ điều gì rồi…
Một năm có 365 ngày, trước đây mỗi ngày đều ở bên cha mẹ còn hiện tại ta thử nhẩm tính lại xem, nhiều người trong chúng ta mỗi tháng về nhà được khoảng hai ngày hoặc ít hơn thế. Đối với cha mẹ chúng ta là tài sản vô giá, là nỗi buồn và là hạnh phúc. Hạnh phúc của cha mẹ chỉ là nhìn thấy con cái trưởng thành vui vẻ. Trước khi có chúng ta cha mẹ cũng hoài bão như chúng ta bây giờ. Sau khi có chúng ta chẳng có mục đích nào lớn hơn việc hi sinh vì con cái.
Chúng ta còn sống bao nhiêu năm với cha mẹ, ngoài gia đình còn có ai hi sinh cho chúng ta vô điều kiện hay không? Những khi vui vẻ bên ngoài mấy ai trong chúng ta lại nhớ đến gia đình? Nhưng mỗi lần có chuyện buồn chúng ta lại chỉ muốn về nhà, vì chỉ có nhà mới là nơi bình yên nhất.
Đối với cha mẹ, có người nghĩ khi con cái trưởng thành, hạnh phúc là hai người được cùng nhau vui hưởng cuộc sống an nhàn. Có những cha mẹ hạnh phúc lại là những ngày con cháu sum vầy. Ai cũng chỉ sống một lần, chẳng ai biết thế giới bên thật sự ra sao, suy cho cùng chúng ta đều muốn sống hạnh phúc. Mà hạnh phúc có thể là sự vui sướng khi có thật nhiều tiền, hay hạnh phúc khi có vị trí cao trong xã hội, khi được thoả sức sống với đam mê… và có một thứ hạnh phúc ai cũng đừng vội vã quên đi, đó là gia đình. Gia đình không khó khăn đạt được như những hoài bão lớn lao kia, gia đình luôn ở đó chờ chúng ta trở về...
Hạ Nhiên
Ảnh: internet
Mỗi người đều tự đặt cho mình những mục tiêu và cố gắng thực hiện. Chẳng có gì sai cả, tuổi trẻ không điên cuồng sống hết mình có lẽ sẽ tẻ nhạt lắm. Nhưng chúng ta quên mất những gì chúng ta đang có, hình như chúng ta mãi chỉ khao khát những mục tiêu kia mà bỏ lỡ điều gì rồi…
Một năm có 365 ngày, trước đây mỗi ngày đều ở bên cha mẹ còn hiện tại ta thử nhẩm tính lại xem, nhiều người trong chúng ta mỗi tháng về nhà được khoảng hai ngày hoặc ít hơn thế. Đối với cha mẹ chúng ta là tài sản vô giá, là nỗi buồn và là hạnh phúc. Hạnh phúc của cha mẹ chỉ là nhìn thấy con cái trưởng thành vui vẻ. Trước khi có chúng ta cha mẹ cũng hoài bão như chúng ta bây giờ. Sau khi có chúng ta chẳng có mục đích nào lớn hơn việc hi sinh vì con cái.
Chúng ta còn sống bao nhiêu năm với cha mẹ, ngoài gia đình còn có ai hi sinh cho chúng ta vô điều kiện hay không? Những khi vui vẻ bên ngoài mấy ai trong chúng ta lại nhớ đến gia đình? Nhưng mỗi lần có chuyện buồn chúng ta lại chỉ muốn về nhà, vì chỉ có nhà mới là nơi bình yên nhất.
Đối với cha mẹ, có người nghĩ khi con cái trưởng thành, hạnh phúc là hai người được cùng nhau vui hưởng cuộc sống an nhàn. Có những cha mẹ hạnh phúc lại là những ngày con cháu sum vầy. Ai cũng chỉ sống một lần, chẳng ai biết thế giới bên thật sự ra sao, suy cho cùng chúng ta đều muốn sống hạnh phúc. Mà hạnh phúc có thể là sự vui sướng khi có thật nhiều tiền, hay hạnh phúc khi có vị trí cao trong xã hội, khi được thoả sức sống với đam mê… và có một thứ hạnh phúc ai cũng đừng vội vã quên đi, đó là gia đình. Gia đình không khó khăn đạt được như những hoài bão lớn lao kia, gia đình luôn ở đó chờ chúng ta trở về...
Hạ Nhiên
Ảnh: internet
Comments