Xin hãy chờ tôi khôn lớn!
"Thanh xuân giống như một cơn mưa rào.
Dù bị cảm lạnh nhưng ta vẫn muốn đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa."
Thanh xuân của sẽ bạn định nghĩa như thế nào? Trọn vẹn hay hối tiếc, khắc khoải mong nhớ hay đã lãng quên?
Thanh xuân kì thực với tôi không giống bản nhạc du dương đi vào lòng người cũng chẳng viển vông như mây trời, mà là những gì thứ gì đó da diết, mênh mang hoài niệm. Tuy chẳng thể định hình được thứ mùi hương đó nhưng có vẻ như chính cái cảm giác khó tả lẫn lộn đã in sâu trong tiềm thức của một cô gái như tôi tự thuở nào.
Chỉ còn những mùa nhớ ẩn giấu trong những cung đường quen thuộc. Những hàng cây, hàng ghế đá vốn đã xa xôi lắm nay lại gần, rất đỗi quen thuộc đến thế. Cái ánh nắng mùa hạ bỏng rát da ngày nào giờ lại e thẹn, ngại ngùng, sợ đánh thức cái nỗi nhớ trong tôi trào dâng. Tôi nhớ, cái nỗi nhớ "bổi hổi bồi hồi như đứng đống lửa như ngồi đống than" thật chẳng dễ chịu chút nào. Tôi chẳng thiết trách cứ bản thân sao cứ hoài phơi bày nhớ thương để một lúc nào đó trời quang mây tạnh cũng là lúc tôi đã sức tàn lực kiệt.
Có sao đâu, cô bạn đa cảm của tôi ơi, ai mà chẳng có lúc trở nên mềm yếu trước một điều gì đó. Chỉ khác là thứ khiến tôi buông thả sự mạnh mẽ lại là một thực thể vô hình, khó lòng nắm bắt, lưu giữ.
Nghĩ đến điều đó, tôi bỗng nhớ đến bài giảng của cô giáo tôi ngày trước. Tác phẩm "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu với cảm xúc trào dâng, khát vọng tận hưởng, tận hiến cho những khoảnh khắc của hiện tại. Nhưng phải chăng tôi đã quên mất điều cốt lõi mà nhà thơ muốn gửi gắm là sự tuyến tính của thời gian. Thời gian vốn hữu hạn, cũng như mùa xuân của đất trời thì luôn tuần hoàn trong khi mùa xuân của đời người, của tuổi trẻ thì thật ngắn ngủi.
Khi nhận ra chân lý ấy có lẽ tôi đã quá xa cái ngưỡng cửa lưng chừng, ngô nghê của tuổi trẻ. Biết sao được khi bàn tay tôi chẳng nắm giữ quyền năng của tạo hóa. Tôi chẳng còn cơ hội nào quay về bến bờ xuân cả. Bao yêu dấu một thời tôi đành gửi lại chốn xưa.
Mái trường ơi!
...
Thầy cô ơi!
...
Bạn bè ơi!
...
Xin hãy chờ tôi khôn lớn thành người. Dẫu cuộc đời còn nhiều mặt khuất lấp chưa một lần khám phá, nhưng hãy tin tưởng người con xưa cũ này, một lần nữa, như người đã từng, được không?
Dù bị cảm lạnh nhưng ta vẫn muốn đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa."
Thanh xuân của sẽ bạn định nghĩa như thế nào? Trọn vẹn hay hối tiếc, khắc khoải mong nhớ hay đã lãng quên?
Thanh xuân kì thực với tôi không giống bản nhạc du dương đi vào lòng người cũng chẳng viển vông như mây trời, mà là những gì thứ gì đó da diết, mênh mang hoài niệm. Tuy chẳng thể định hình được thứ mùi hương đó nhưng có vẻ như chính cái cảm giác khó tả lẫn lộn đã in sâu trong tiềm thức của một cô gái như tôi tự thuở nào.
Chỉ còn những mùa nhớ ẩn giấu trong những cung đường quen thuộc. Những hàng cây, hàng ghế đá vốn đã xa xôi lắm nay lại gần, rất đỗi quen thuộc đến thế. Cái ánh nắng mùa hạ bỏng rát da ngày nào giờ lại e thẹn, ngại ngùng, sợ đánh thức cái nỗi nhớ trong tôi trào dâng. Tôi nhớ, cái nỗi nhớ "bổi hổi bồi hồi như đứng đống lửa như ngồi đống than" thật chẳng dễ chịu chút nào. Tôi chẳng thiết trách cứ bản thân sao cứ hoài phơi bày nhớ thương để một lúc nào đó trời quang mây tạnh cũng là lúc tôi đã sức tàn lực kiệt.
Có sao đâu, cô bạn đa cảm của tôi ơi, ai mà chẳng có lúc trở nên mềm yếu trước một điều gì đó. Chỉ khác là thứ khiến tôi buông thả sự mạnh mẽ lại là một thực thể vô hình, khó lòng nắm bắt, lưu giữ.
Nghĩ đến điều đó, tôi bỗng nhớ đến bài giảng của cô giáo tôi ngày trước. Tác phẩm "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu với cảm xúc trào dâng, khát vọng tận hưởng, tận hiến cho những khoảnh khắc của hiện tại. Nhưng phải chăng tôi đã quên mất điều cốt lõi mà nhà thơ muốn gửi gắm là sự tuyến tính của thời gian. Thời gian vốn hữu hạn, cũng như mùa xuân của đất trời thì luôn tuần hoàn trong khi mùa xuân của đời người, của tuổi trẻ thì thật ngắn ngủi.
Khi nhận ra chân lý ấy có lẽ tôi đã quá xa cái ngưỡng cửa lưng chừng, ngô nghê của tuổi trẻ. Biết sao được khi bàn tay tôi chẳng nắm giữ quyền năng của tạo hóa. Tôi chẳng còn cơ hội nào quay về bến bờ xuân cả. Bao yêu dấu một thời tôi đành gửi lại chốn xưa.
Mái trường ơi!
...
Thầy cô ơi!
...
Bạn bè ơi!
...
Xin hãy chờ tôi khôn lớn thành người. Dẫu cuộc đời còn nhiều mặt khuất lấp chưa một lần khám phá, nhưng hãy tin tưởng người con xưa cũ này, một lần nữa, như người đã từng, được không?
Thiên Yết
Ảnh: internet
Comments