Mùa trung thu năm ấy
Lại một mùa trung thu nữa lặng lẽ trôi, thật chậm và cũng vương vãi nhiều mảnh vụn từ kí ức thơ bé. Tôi thấy lòng mình nao nao đến lạ. Chẳng hiểu được do tâm tình bất thường hay do chính cái sự đổi thay của những ngày xưa cũ dần lùi xa vào quá vãng.
Tám tuổi một sự háo hứng, chộn rộn trước mùa trung thu có lẽ đã được chuẩn bị kĩ càng để đón nhận những thanh âm của tuổi thơ huyền diệu. Cái tuổi ấy con người còn đặt hết sự mong đợi về một cái gì mà giờ đây tưởng chừng xa xôi lắm. Đèn lồng ông sao, cá chép, bươm bướm và cả những hình thù ấn tượng từ những vỏ chai, lon sữa vô tri mà hữu dụng đến thế. Còn là những ngày đầu trần chân đất đi lùng tìm những cây tre dài mà thẳng thớm để rồi hì hục đẽo gọt thành vật dụng đắc lực cho những nghệ nhân nhí.
Cả tuổi thơ dường như đã được gói gọn kĩ lưỡng. Và luôn là kí ức sâu đậm của những con người thôn quê. Còn nhớ có những đêm mười ba hay mười bốn gì đó đang loay hoay tìm lồng đèn để nhập cuộc cùng chúng bạn thì phát hiện một vết xước to trên chiếc đèn gắn đầy kim tuyến và dây tua treo lủng lẳng. Nghĩ lại lúc đó chẳng ai động đến mà nước mắt tự trào ra, giàn giụa thật hồn nhiên vô tư lự.
Đêm trung thu ngoài việc xúng xính với những chiếc đèn lồng dạo bước qua những ngôi nhà sáng loáng. Điều mà lũ trẻ nhỏ chúng tôi khi ấy thích nhất đó là được xem những màn biểu diễn múa lân trông thích mắt, hầu như đứa nào đứa ấy khi đó cứ toét miệng cười dù ông lân có tiến lại thật gần, sát sạt. Để rồi dưới ánh trăng tròn vành vạnh là hình ảnh một, hai, ba và nhiều hơn nữa những đứa trẻ ngồi chụm lại thành hình vòng tròn, ngẩng cổ hát rêu rao :"Tùng dinh dinh tùng tùng tùng dinh dinh.....Tùng dinh dinh dinh dinh tùng dinh dinh....."
Tiếng hát trong trẻo vút lên xóa tan cái bình lặng nơi làng quê yên bình. Phải chăng thứ niềm vui nhỏ nhoi nhưng lại là chút gia vị còn sót lại để mỗi đứa trẻ ấy sau này vẫn cảm nhận được chút vị ngọt ngào nơi đầu lưỡi và cả tâm hồn đã nhạt đi sau bao tháng ngày va đập với đời.Và có thể món bánh trung thu ít ỏi năm nào còn đáng giá hơn gấp ngàn lần những thứ quà bánh sang trọng, đắt đỏ trên các cửa tiệm. Chỉ vì nó chứa đựng hương vị đặc trưng mùa trung thu năm ấy...
Tám tuổi một sự háo hứng, chộn rộn trước mùa trung thu có lẽ đã được chuẩn bị kĩ càng để đón nhận những thanh âm của tuổi thơ huyền diệu. Cái tuổi ấy con người còn đặt hết sự mong đợi về một cái gì mà giờ đây tưởng chừng xa xôi lắm. Đèn lồng ông sao, cá chép, bươm bướm và cả những hình thù ấn tượng từ những vỏ chai, lon sữa vô tri mà hữu dụng đến thế. Còn là những ngày đầu trần chân đất đi lùng tìm những cây tre dài mà thẳng thớm để rồi hì hục đẽo gọt thành vật dụng đắc lực cho những nghệ nhân nhí.
Cả tuổi thơ dường như đã được gói gọn kĩ lưỡng. Và luôn là kí ức sâu đậm của những con người thôn quê. Còn nhớ có những đêm mười ba hay mười bốn gì đó đang loay hoay tìm lồng đèn để nhập cuộc cùng chúng bạn thì phát hiện một vết xước to trên chiếc đèn gắn đầy kim tuyến và dây tua treo lủng lẳng. Nghĩ lại lúc đó chẳng ai động đến mà nước mắt tự trào ra, giàn giụa thật hồn nhiên vô tư lự.
Đêm trung thu ngoài việc xúng xính với những chiếc đèn lồng dạo bước qua những ngôi nhà sáng loáng. Điều mà lũ trẻ nhỏ chúng tôi khi ấy thích nhất đó là được xem những màn biểu diễn múa lân trông thích mắt, hầu như đứa nào đứa ấy khi đó cứ toét miệng cười dù ông lân có tiến lại thật gần, sát sạt. Để rồi dưới ánh trăng tròn vành vạnh là hình ảnh một, hai, ba và nhiều hơn nữa những đứa trẻ ngồi chụm lại thành hình vòng tròn, ngẩng cổ hát rêu rao :"Tùng dinh dinh tùng tùng tùng dinh dinh.....Tùng dinh dinh dinh dinh tùng dinh dinh....."
Tiếng hát trong trẻo vút lên xóa tan cái bình lặng nơi làng quê yên bình. Phải chăng thứ niềm vui nhỏ nhoi nhưng lại là chút gia vị còn sót lại để mỗi đứa trẻ ấy sau này vẫn cảm nhận được chút vị ngọt ngào nơi đầu lưỡi và cả tâm hồn đã nhạt đi sau bao tháng ngày va đập với đời.Và có thể món bánh trung thu ít ỏi năm nào còn đáng giá hơn gấp ngàn lần những thứ quà bánh sang trọng, đắt đỏ trên các cửa tiệm. Chỉ vì nó chứa đựng hương vị đặc trưng mùa trung thu năm ấy...
Thiên Yết
Ảnh: internet
Comments