Nhịp bước theo dòng thời gian
Ngày đi, tháng chạy, năm bay.
Thời gian nước chảy, chẳng quay được về.
Tiếc nuối làm chi một thời dĩ vãng vì vốn dĩ nó đã là một phần của quá khứ, bạn không thể níu giữ mà chỉ có thể trơ mắt nhìn nó trôi tuột qua cuộc đời. Nhưng thứ mùi của hoài niệm vẫn luôn còn đọng lại mãi trong sâu thẳm tâm hồn bạn, phải không? Lý do cho điều đó là gì? Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi ấy cho riêng mình?
Thật khó để có câu trả lời chính xác cho tất cả những câu hỏi đó. Vì với tôi mùi của hoài niệm xuất phát từ những đoạn đời rất cũ, đã đi qua và chỉ để lại cho những con người nắm giữ một nỗi nhớ hoang hoải, da diết. Bao tháng ngày mộng mơ, đầy kiêu hãnh của một thời son trẻ giờ chỉ như những mảnh vụn còn sót lại sau một trận bão lớn. Những khuôn mặt mờ nhòe, không rõ tên họ thay vào đó là những kí ức bị cắt rời nhưng lại khiến trái tim nhung nhớ, bồi hồi đến lạ.
Còn đâu món ăn dân dã thuở nào tôi được thưởng thức qua bàn tay khéo léo của cô gánh hàng rong cuối xóm. Ngày xưa ấy, mỗi buổi sáng, tôi cứ nằng nặc đòi mẹ mua bằng được món bánh do chính tay cô làm. Để rồi vừa ăn tôi vừa xuýt xoa món bánh cô làm thơm ngon thật. Đâu chỉ có thế, hình dung trong tôi vẫn còn đượm mùi nỗi nhớ về những thanh âm bình dị phá tan cái không khí náo nhiệt chốn thị thành. Tiếng xe kẹo kéo văng vẳng vọng về từ một nơi nào xa vắng, tiếng kèn thu mua đồng nát như vẫn còn đợi ta nơi con đường xưa, lối cũ. Chỉ tiếc là giờ, người ở đây nhưng cảnh xưa đâu còn...
Cuộc đời là thế, lặp lại mòn mỏi cái đường ray cũ kĩ và để lại những vết hằn theo dòng thời gian. Nhưng biết đâu chừng bỗng một ngày mải mê, tất bật giữa guồng quay cuộc sống ta lại tìm thấy một thứ gì đó thân quen, gần gũi đến lạ thường. Như hơi nước từ biển cả xa xôi gửi đến đất liền đã bạc màu nắng gió. Và phù sa sẽ lại được bồi tụ trên con sông thuở nào như ngóng như trông bước chân của đứa con đang trên đường tìm tương lai xa xứ.
Khi đó xin hãy cảm nhận mọi dư vị của hồn quê bằng cả tâm tình của người đã từng nhớ mong...
Thiên Yết
Ảnh: internet
Thời gian nước chảy, chẳng quay được về.
Tiếc nuối làm chi một thời dĩ vãng vì vốn dĩ nó đã là một phần của quá khứ, bạn không thể níu giữ mà chỉ có thể trơ mắt nhìn nó trôi tuột qua cuộc đời. Nhưng thứ mùi của hoài niệm vẫn luôn còn đọng lại mãi trong sâu thẳm tâm hồn bạn, phải không? Lý do cho điều đó là gì? Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi ấy cho riêng mình?
Thật khó để có câu trả lời chính xác cho tất cả những câu hỏi đó. Vì với tôi mùi của hoài niệm xuất phát từ những đoạn đời rất cũ, đã đi qua và chỉ để lại cho những con người nắm giữ một nỗi nhớ hoang hoải, da diết. Bao tháng ngày mộng mơ, đầy kiêu hãnh của một thời son trẻ giờ chỉ như những mảnh vụn còn sót lại sau một trận bão lớn. Những khuôn mặt mờ nhòe, không rõ tên họ thay vào đó là những kí ức bị cắt rời nhưng lại khiến trái tim nhung nhớ, bồi hồi đến lạ.
Còn đâu món ăn dân dã thuở nào tôi được thưởng thức qua bàn tay khéo léo của cô gánh hàng rong cuối xóm. Ngày xưa ấy, mỗi buổi sáng, tôi cứ nằng nặc đòi mẹ mua bằng được món bánh do chính tay cô làm. Để rồi vừa ăn tôi vừa xuýt xoa món bánh cô làm thơm ngon thật. Đâu chỉ có thế, hình dung trong tôi vẫn còn đượm mùi nỗi nhớ về những thanh âm bình dị phá tan cái không khí náo nhiệt chốn thị thành. Tiếng xe kẹo kéo văng vẳng vọng về từ một nơi nào xa vắng, tiếng kèn thu mua đồng nát như vẫn còn đợi ta nơi con đường xưa, lối cũ. Chỉ tiếc là giờ, người ở đây nhưng cảnh xưa đâu còn...
Cuộc đời là thế, lặp lại mòn mỏi cái đường ray cũ kĩ và để lại những vết hằn theo dòng thời gian. Nhưng biết đâu chừng bỗng một ngày mải mê, tất bật giữa guồng quay cuộc sống ta lại tìm thấy một thứ gì đó thân quen, gần gũi đến lạ thường. Như hơi nước từ biển cả xa xôi gửi đến đất liền đã bạc màu nắng gió. Và phù sa sẽ lại được bồi tụ trên con sông thuở nào như ngóng như trông bước chân của đứa con đang trên đường tìm tương lai xa xứ.
Khi đó xin hãy cảm nhận mọi dư vị của hồn quê bằng cả tâm tình của người đã từng nhớ mong...
Thiên Yết
Ảnh: internet
Comments